Khi những cây hoa gạo trên triền sông Ngàn Phố thắp đèn và cháy đỏ rực trên nền trời xanh, buổi sáng sớm còn vương lại một chút se se lạnh của mùa đông nên khá mát mẻ. Có lẽ tháng tư năm nay khác hẳn với các năm trước đây. Đâu đâu cũng náo nức rộn ràng với cờ, pa-no và áp phích chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các bác các chú đã từng có thời gian đi bộ đội chiến đấu ở miền Nam, thường tụ tập bên ấm chè xanh, bàn chuyện sắm sửa quân phục, huân huy chương, để đi dự họp mặt truyền thống đơn vị, và đăng ký tàu xe vào thành phố Hồ Chí Minh dự kỷ niệm.

B và m của tác giải đứng th 5, th 6 t phi sang

 

Trên các phương tiện truyền thông hàng ngày đưa tin, công tác tập luyện, hợp luyện các khối của các lực lượng quân binh chủng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chuẩn bị cho Lễ diễu binh, diễu hành trong ngày kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cả nước đang tưng bừng náo nức cho sự kiện trọng đại này của Dân tộc. Với tôi sau những giờ phút mải mê công việc ở cơ quan, về nhà ngồi một mình xem báo đài, lòng tôi lại lặng đi trong niềm xúc động và biết ơn sâu sắc. Ngày 30/4 không chỉ là một dấu mốc vàng son trong lịch sử dân tộc, ngày đất nước thống nhất, non sông liền một dải, mà còn là dịp để tôi lặng lòng nhìn lại, để thêm tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương và của chính gia đình mình.

Nhiều năm qua đến ngày kỷ niệm tháng Tư lịch sử, nếu không tụ tập bạn bè một thời cũng quân ngũ, bố tôi lại ngồi một mình trầm tư với bát nước chè xanh và những tấm ảnh cũ đã vàng ố theo thời gian. Có lần tôi đứng sau lưng ôm choàng lấy cổ bố rồi hỏi:

- Bố ơi đang nghĩ gì vậy, có phải đang bố nhớ các chú trong tấm ảnh này phải không?

Ông đưa cặp mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó rồi trả lời:

- Con ạ, những ngày này bố lại càng nhớ đến những trận đánh và những đồng đội của bố đã ngã xuống trước ngày hòa bình. Bố bị thương và sống sót về đây, nhưng các bác, các chú ấy đã nằm lại nơi chiến trường. Nhiều đồng đội của bố đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt. Đó là một nỗi đau luôn canh cánh trong lòng bố và những người còn sống. Chính họ đã ngã xuống cho bố được sống, bố trở về để có con. Bố thấy đó như là một món nợ đời, món nợ đó bố và các bác các chú còn sống không bao giờ trả được.

- Dạ con hiểu, con càng thương bố nhiều hơn và trân quý cuộc sống hôm nay bố ạ!

- Con lớn lên trong hòa bình, có lẽ con chỉ cảm nhận được cuộc chiến tranh qua sách báo, phim ảnh. Nhưng thực tế nó còn trần trụi hơn thế nhiều. Những năm tháng đó ở chiến trường, bố và đồng đội phải chịu đói, chịu khát, vượt qua biết bao gian lao vất vả và nguy hiểm, xông lên giữa bom rơi đạn nổ trận đánh, quyết tâm tiêu diệt bằng được địch, dành thắng lợi. Tuy nhiên con biết đấy “chiến tranh không phải trò đùa”, nên vẫn có nhiều đồng đội của bố hy sinh.

Nhấp một ngụm chè xanh rồi ông thong thả nói tiếp:

Thế mà đã nửa thế kỷ trôi qua, những đồng đội của bố may mắn sống sót, về lại đời thường sau chiến tranh, nay mỗi người một quê, người còn người mất do bệnh tật, do vết thương tái phát, do chất độc da cam. Nhưng điều bố vui nhất, hạnh phúc nhất là tháng 3 vừa rồi bố và đồng đội đã hội tụ với nhau, nhân kỷ niệm 50 năm ngày giả phóng thành phố Huế.

- Vâng con hiểu bố ạ. Con cũng luôn nghĩ về bố và các thế hệ cha ông, đã không quản ngại hy sinh để giành lại độc lập cho dân tộc, để hôm nay đất nước được hòa bình, mọi người có cuộc sống hạnh phúc. Mẹ nói với con rằng nhiều đêm bố không ngủ được mỗi khi trái gió trở trời, do vết thương lại nhức nhối hành hạ, nhưng bố vẫn âm thầm chịu đựng một mình không than đau, sợ mẹ và các con không vui. Con thương bố nhiều lắm bố ạ.  

- Thu ạ, thế hệ của bố mẹ là thế hệ của những thanh niên căng tràn sức trẻ, với tâm thế ra đi của người chiến thắng, dù biết rằng ra đi không có ngày về, nhưng họ vẫn xung phong đi bộ đội, có người còn viết đơn bằng máu, chích ra từ ngón tay, tất cả hy sinh vì Tổ quốc. Ngày xưa bố thường hay hát này, không biết con đã nghe bài hát “Có những ngày vui sao cả nước lên đường/ Xao xuyến bờ tre/từng hồi trống giục/ Xóm dưới làng trên/ con trai con gái/ Xôi nắm cơm đùm/ ríu rít theo nhau/Súng nhỏ súng to/ chiến trường chật chội/ Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu…” Tâm thế thanh niên thế hệ của bố là như vậy đó.

- Dạ con nghe bài này do ca sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn hát nhiều lần rồi bố, Đúng là thế hệ của bố là thế hệ vàng, hầu hết thanh niên trai gái đều nô nức lên đường cầm súng đánh Mỹ. Con tự hào về bố quá.

Tác gi trong bui hp mt CCB xã Sơn Thnh (cũ) tháng 4/2025

***

 

Bố tôi, bố chồng và mẹ chồng tôi đều là những người lính, đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Họ đã từng sống, chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, và đã vượt qua bom đạn, sự sống và cái chết trong gang tấc, từng chứng kiến biết bao đồng đội ngã xuống trong chiến đấu. Nhiều lần bố kể cho chúng tôi nghe về những trận đánh ác liệt và không cân sức với địch, cùng với đó là sự hy sinh dũng cảm của đồng đội bố. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa 50 năm, nhưng trên cơ thể bố, mẹ vẫn còn in hằn những vết thương chiến tranh, như minh chứng sống động cho một thời máu lửa không thể nào quên.

Tôi lớn lên trong những câu chuyện kể của bố về chiến trường, về những nắm cơm vắt ăn vội vã trên đường hành quân, hoặc có khi là giữa bom rơi đạn nổ. Bố kể nhiều nhất là về tình đồng chí đồng đội trong chiến đấu. Có những chú biết đồng đội của mình đã có vợ con ở quê, nên đã xung phong lao lên phía trước hy sinh thay cho bạn. Bố nói “Không có tình cảm nào sâu nặng hơn tình cảm đồng đội trong chiến đấu, nó sâu nặng hơn cả ruột thịt”. Và trong những câu chuyện ấy, không chỉ có lòng quả cảm của bố mẹ, mà còn có bóng dáng của bao đồng đội thân thương, những người mãi mãi nằm lại nơi chiến trường xưa ở tuổi mười tám đôi mươi.

Chính vì thế, mỗi dịp ngày chiến thắng lịch sử 30/4, tôi không chỉ biết ơn, trân quý bố mẹ và các thế hệ cha ông, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho độc lập cho dân tộc, để hôm nay có một nước Việt Nam hòa bình, giàu đẹp mà cả thế giới ngưỡng mộ. Tôi hiểu rằng, hòa bình hôm nay không tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi bằng máu, nước mắt và tuổi xuân của biết bao con người. Và tôi nguyện sống sao cho xứng đáng, không chỉ với truyền thống gia đình, mà còn với những mất mát thiêng liêng của cả một thế hệ.

Tổ quốc đã được đánh đổi bằng máu, xin đừng bao giờ quên điều đó.

 

                                                                


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.871.652
    Trong năm: 1.116.910
    Trong tháng: 100.359
    Trong tuần: 31.080
    Trong ngày: 3.325
    Online: 77