Thời gian qua, bằng nhiều biện pháp khác nhau, các cấp các ngành đã tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về các hoạt động nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Ảnh minh họa

Trên cơ sở Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 31/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc triển khai “Tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016”,  huyện Hương Sơn đã tích cực chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động về vệ sinh an toàn thực phẩm với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất kinh doanh, tiêu dùng rau thịt an toàn”, nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập đoàn công tác liên ngành, phối hợp giữa các phòng, ban, ngành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, thực phẩm, giết mổ gia súc, chợ trên địa bàn huyện gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Với mục tiêu giải quyết căn bản việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật  trong rau, quả, tồn dư hóa chất trong bảo quản thực phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Hiện nay, thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh đang len lỏi đến từng gia đình, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng nó lại gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng. Thực phẩm bẩn rất đa dạng về chủng loại, từ rau, củ, quả tồn dư quá mức thuốc bảo vệ thực vật; thịt gia súc, gia cầm tươi sống được nuôi bằng thức ăn pha trộn chất tăng trọng, tạo nạc; thực phẩm công nghệ dùng chất phụ gia trái quy định để chế biến…Thực phẩm bẩn, không an toàn vẫn lưu thông trên thị trường không phải do người sản xuất không nhận thức được mối nguy hại của nó, nhưng vì lợi nhuận cho nên họ vẫn làm ra các sản phẩm như vậy.

Để đẩy lùi thực phẩm bẩn ra khỏi đời sống xã hội, cần chú trọng việc tuyên truyền sâu rộng đến các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, người sản xuất, chế biến thực phẩm nhận thức rõ tầm quan trọng của vệ sinh ATTP; mối nguy hại do thực phẩm bẩn gây ra đối với từng người và toàn xã hội, từ đó có ý thức tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này

Trong công tác thanh tra, kiểm tra, ngoài việc phát hiện, xử lý những trường hợp vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm bẩn trên thị trường cần tập trung chú trọng phát hiện ngăn chặn thực phẩm bẩn ngay từ nơi sản xuất bằng việc thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm từ các chợ đầu mối; tăng cường kiểm tra các hộ nông dân trồng rau xanh ở địa bàn nông thôn, vùng ven; các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ nằm rải rác trong các khu dân cư; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm; những điểm bán thức ăn đường phố...

Với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể các cấp, tăng cường tuyên truyền phổ biến vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với sự đồng thuận của các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm chân chính; sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, chắc chắn thực phẩm không an toàn sẽ từng bước bị đẩy lùi trên địa bàn huyện.

Thu Huyền


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
Thống kê: 9.142.662
Trong năm: 951.525
Trong tháng: 117.069
Trong tuần: 32.778
Trong ngày: 426
Online: 59