Đã từng có trên 40 năm thâm niên sống, chết với nghề thợ mộc, được đi khắp các miền quê để làm công trình dân sinh, như: tủ, bàn ghế, nhà gỗ cho các hộ gia đình và cả cơ quan nhà nước. Vậy mà đến nay buộc ông phải dừng bước, chia tay với cái nghề mà hơn một nửa cuộc đời ông đã gắn bó, chuyển sang một nghề mới để phù hợp với sức khỏe và bệnh tật đối với tuổi già.

Ông Trí dùng máy cưa cho ra kích thước và phân loại sản phẩm thô

Đó là trường hợp của ông Bùi Văn Trí (SN: 1957) trú tại thôn 9, xã Sơn Giang.Vợ chồng ông Trí, bà Hoa sinh được 3 người con (2 trai,1gái) “cũng nhờ có cái nghề thợ mộc mà cuộc sống gia đình ông luôn ổ định, các con ăn học, tạo dựng nghề nghiệp, xây dựng tương lai hạnh phúc.  Năm 2014, ông nhận làm một công trình nhà gỗ tại khu du lịch Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đang miệt mài làm công trình, thì ông bị đau dữ dội ở lưng và cột sống không thể làm được việc nặng.

Sau 6 tháng nằm điều trị tại bệnh viện Hà Nội và được các y bác sỹ cho biết là ông bị thoát vị đĩa đệm, buộc phải mổ. Sau thời gian điều trị xuất viện trở về nhà, ông thấy sức khỏe bị giảm sút rõ rệt nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình là điều không thể tránh khỏi. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ “tìm nghề gì làm để vừa phù hợp với sức khỏe,  vừa có thu nhập thêm cho gia đình, rồi một hôm bỗng dâng ông đi dự đám cưới, thấy những đôi đũa bộc trong túi giấy để trên bàn tiệc. Từ đó, ông về suy nghĩ, mình là dân miền rừng núi, nguồn nguyên liệu thì sẵn có, sao không biết khai thác lợi thế từ cây cau nang rưng (cau rừng) để làm đũa tạo ra sản phẩm bán ra thị trường, phục vụ nhu cầu cuộc sống trong mỗi gia đình. Từ đó, ông đã quyết định làm nghề sản xuất đũa cau năng rưng.

Cau rừng được ông Trí nhập về để sản xuất đũa.

Tuy đã hơn 40 năm làm nghề thợ mọc, nhưng khi chuyển sáng nghề làm đũa cau rừng, bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn; cây cau rừng vừa cứng, lại vừa giòn, dể gãy, sớ thịt lại khó bốc tách từ khâu ra sản phẩm phần thô đến khâu hoàn thiện sản phẩm, đòi hỏi người làm nghề phải chịu khó, kiên trì, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sử dụng loại thiết bị (đồ nghề) nào cho phù hợp với nguyên liệu để cho ra sản phẩm “vừa nhanh, nhiều, bền đẹp, giá cả phù hợp mà lại ít nhân công, đỡ tiêu hao sức khỏe, nhưng lại có thu nhập cao. Cuối cùng ông Bùi Văn Trí đã thành công với những tiêu chí mà ông đã đưa ra.

Đến nay, ông đã có kinh nghiệm và là thợ lành nghề với nghề làm đũa cau nang rưng ở vùng sơn cước. Để có được sản phẩm đẹp, không bị móc, làm liên tục trong năm, ông phải hợp đồng thu mua với những người chuyên đi rừng lấy cau, tranh thủ thời tiết thuận lợi, trời nắng ráo ông phân loại sản phẩm thô dựa theo kích thước cây cau, rồi phơi khô, đóng thành bao cho vào kho sử dụng quanh năm. Sau khi làm ra sản phẩm, ông lại lấy đũa cho vào nồi luộc, rồi phơi nắng hoặc sấy khô, đóng thành bao nhập cho các thương lái mang ra các nhà hàng,chợ đầu mối để tiêu thụ.

Vợ chồng ông Trí đang thu gom sản phẩm thô sản xuất.

Ngày nào ông Trí cũng thức dậy lúc 4 giờ sáng, sau khi om ấm nước chè xanh ông mới bắt tay vào làm việc. Bình quân một ngày ông làm được 100 đôi đũa, với giá nhập hiện tại (loại 1: cau già, đũa cứng có giá: 7 ngàn đồng/đôi; loại 2: cau hơi già và mềm, có giá: 5 ngàn đồng/đôi). Tính ra, một ngày công lao động, ông Trí đã cầm chắc trong tay từ 500 đến 700 ngàn đồng mỗi ngày. Hiện nay, sản phẩm đũa cau rừng của ông làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó, Đây là nghề “tính phút lấy tiền”Với số tiền thu nhập này so với cuộc sống ở nông thôn thì nhiều người còn mơ ước ông Bùi Văn Trí chia sẻ.

Sản phẩm gần hoàn thiện chờ xuất hàng ra thị trường.

Ngoài làm đũa cau rừng, ông Trí còn chăn nuôi đàn hươu 8 con, chăn nuôi gà và các thu nhập khác từ trang trại rừng, hàn năm gia đình ông Trí thu về khoảng 180 triệu đồng.

Minh Lý.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
Thống kê: 9.117.936
Trong năm: 965.696
Trong tháng: 115.807
Trong tuần: 11.723
Trong ngày: 555
Online: 22