Từ những sản phẩm chủ lực, huyện Hương Sơn đã lập hồ sơ tham dự, đánh giá, phân hạng chương trình OCOP đợt 2 năm 2020 và được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định công nhận 13 sản phẩm.
Trong năm, Hương Sơn có 102 ý tưởng đăng ký tham gia Chường trình OCOP.
Trong năm 2020, toàn huyện có 102 ý tưởng đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó, có 35 sản phẩm của 27 cơ sở được tỉnh thẩm định chấp thuận đủ điều kiện tham gia.
Sản phẩm đũa móc Thuận Ái của hộ kinh doanh Đinh Thị Thuận ở xã Sơn Lĩnh.
Ngay sau đó, huyện đã tập trung chỉ đạo các cở sở xây dựng khu bảo quản chế biến sản phẩm; đồng thời, hoàn thiện quy trình sản xuất, bao bì, nhãn mác... chủ động phối hợp với đơn vị tư vấn hướng dẫn lập hồ sơ sản phẩm tham dự, đánh giá, phân hạng chương trình OCOP đợt 2 năm 2020.
Sản phẩm dầu lạc, dầu vừng Thiện Hóa của HTX kinh doanh nông sản Thiện Hóa ở xã Sơn Bình.
Kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đợt 2 năm 2020, Hương Sơn có 13 sản phẩm được đánh giá công nhận sao 3 sao. Theo đó Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt các sản phẩm.
Cụ thể: rượu nhung hươu Hương Luật (xã Sơn Lâm); giò bột Hòa Hiệp (xã Sơn Long); dầu lạc Thắm An (Xã An Hòa Thịnh); dầu lạc, dầu vừng Thiện Hóa (Sơn Bình); hành tăm Sơn Tân (xã Tân Mỹ Hà); thịt dê Long Thương (xã Tân Mỹ Hà); đũa móc Thuận Ái (xã Sơn Lĩnh); kẹo cu đơ Huế Tú (Sơn Lĩnh); mật ong Kiến Quốc (xã Sơn Phú); kẹo cu đơ bà Hường (thị trấn Phố Châu); thịt bò khô, chả bông Hoa Hào (thị trấn Phố Châu).
11 tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Hương Sơn có sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao đợt 2 năm 2020.
Theo ông Phan Xuân Đức – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn huyện được thực hiện khá đồng bộ, bài bản, khoa học nên đạt được kết qua cao. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có 32 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao trở lên (trong đó 1 sản phẩm 4 sao).
Kết quả trên góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, phục vụ đời sống người dân, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào thị trường với sự chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.