Để thực hiện đúng các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021- 2026 đúng thời gian quy định, cần tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Bám sát Kế hoạch số 01/KH-UBBC ngày 25/01/2021 của Ủy ban bầu cử huyện và mốc thời gian quy định về bầu cử theo luật, yêu cầu Uỷ ban bầu cử cấp xã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị giới thiệu người ra ứng cử đại biểu HĐND và lấy ý kiến cử tri nơi công tác, hướng dẫn người được giới thiệu ứng cử làm hồ sơ ứng cử nộp về ủy ban bầu cử theo quy định. Người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử đại biểu HĐND nộp 01 bộ hồ sơ tại Uỷ ban bầu cử, nơi mình ứng cử (Điều 36 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND). Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 22/02/2021 và kết thúc vào 17 giờ ngày 14/3/2021
(trước ngày bầu cử 70 ngày)
. Dự kiến và ấn định đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị. Lập dự kiến chia đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp mình; tính số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, gửi đến Ủy ban bầu cử cấp xã để Ủy ban bầu cử ấn định và công bố theo luật định, chậm nhất vào ngày 27/02/2021
(trước ngày bầu cử 85 ngày).
Sau khi có Văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Ủy ban bầu cử cấp xã ấn định và công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, chậm nhất vào ngày 04/3/2021 (
trước ngày bầu cử 80 ngày – theo quy định tại Điều 10 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND).
Thành lập Ban bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã chậm nhất vào ngày 14/3/2021
(70 ngày trước ngày bầu cử - Điều 24 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND).
Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng từ 07 đến 09 người, gồm trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và có thêm đại diện cử tri ở địa phương.
Chia khu vực bỏ phiếu: Chậm nhất là ngày 19/3/2021 (
65 ngày trước ngày bầu cử - Điều 11 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND
). UBND cấp xã, thị trấn quyết định việc xác định khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, báo cáo UBND huyện phê duyệt.
Tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND (Điều 53 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND), chậm nhất vào ngày 19/3/2021 (
65 ngày trước ngày bầu cử).
Thành lập Tổ bầu cử: UBND cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban Thường trực UBMTTQ cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp (Tổ bầu cử), chậm nhất vào ngày 03/4/2021 (
trước ngày bầu cử 50 ngày Điều 25 Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND)
. Tổ bầu cử có từ 11 đến 21 thành viên gồm Tổ trưởng, thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cử tri ở địa phương (thành viên Tổ bầu cử cần lựa chọn những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được quần chúng tín nhiệm, hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm thực hiện công tác bầu cử) Đối với thư ký tổ bầu cử: Lựa chọn những người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, có khả năng tổng hợp
Lưu trữ hồ sơ liên quân đến công tác bầu cử: Ủy ban bầu cử cấp xã lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác bầu cử đầy đủ, đúng quy định (Có sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ). Đây là một trong những căn cứ để xem xét khen thưởng các tập thể, cá nhân trong công tác bầu cử.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, góp phần cho ủy ban bầu cử cấp xã thực hiện thành công công tác bầu cử trong thời gian sắp tới.
Thu Huyền