Với lợi thế về đất đai, địa hình và các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hương Sơn đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả.
Những năm qua, nhiều hộ nông dân ở huyện miền núi
Hương Sơn (
Hà Tĩnh
)
đã vươn lên trở thành tỷ phú từ chính đất đồi quê hương. Theo đó, những đặc sản mang
thương hiệu
núi rừng Hà Tĩnh như: cam bù, nhung hươu Hương Sơn cũng đã ra đời...
Theo chân cán bộ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, chúng tôi được đi tham quan mô hình phát triển chăn nuôi lợn của HTX Đá Bạc tại xã Sơn Long. Được biết, đây là mô hình phát triển lợn đứng đầu của huyện Hương Sơn. Với quy mô tổng đàn 450 con lợn nái, mỗi tháng, HTX thu về trên 300 triệu đồng. Đặc biệt, mô hình này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập mỗi tháng từ 4 - 5 triệu đồng.
Trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao
Điều đáng mừng hơn cả là Đảng bộ đã bằng mọi cách làm chuyển biến nhận thức của người dân. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận động nhân dân đầu tư vào
chăn nuôi
các giống con cho hiệu quả kinh tế cao như: hươu, bò lai sin, dê, lợn siêu nạc...
Được sự hỗ trợ về vốn, giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật
chăn nuôi
, phong trào xây dựng các mô hình kinh tế VACR đã được nhân dân đầu tư nhân rộng. Trong năm qua. huyện đã phát triển trên 250 mô hình kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, nâng tổng số mô hình toàn huyện lên trên 1300 mô hình; trong đó có 52 mô hình lớn, doanh thu trên 1 tỷ đồng, 77 mô hình cho doanh thu từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và 1212 mô hình nhỏ có doanh thu từ 100 đến 500 triệu đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khả quan, số tiêu chí bình quân/xã đạt 9,2 tiêu chí tăng bình quân 2,4 tiêu chí/xã; có 2 xã là Sơn Kim 1 và Sơn Châu đã về đích nông thôn mới, không còn xã nào dưới 7 tiêu chí. Trên địa bàn huyện thành lập mới 45 doanh nghiệp, 14 hợp tác xã, 64 tổ hợp tác. Đến nay, toàn huyện có 332 doanh nghiệp, 70 hợp tác xã, 70 tổ hợp tác và 3626 hộ
kinh doanh
cá thể hoạt động. Một số dự án đầu tư trên địa bàn như dự án khai thác, chế biến quặng Cericit, khu sinh thái Hải Thượng, dự án bò sữa đi vào hoạt động đúng tiến độ, mang lại nhiều hiệu quả.
Mô hình
trang trại
chăn nuôi lợn thịt tại xã Sơn Kim 2
Là một trong những cây ăn quả chủ lực của huyện, cam bù Hương Sơn đã khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cam bù được trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Mai, Sơn Trung, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Phúc… Cam bù Hương Sơn rất được ưa chuộng trên
thị trường
bởi màu sắc đẹp, nhiều nước, ngọt, lại cho thu hoạch vào đúng dịp Tết nguyên đán nên giá trị kinh tế cao. Những năm qua, nhiều hộ
gia đình
ở Hương Sơn đã mạnh dạn chọn cây cam làm cây trồng chủ lực. Mỗi hécta cam bù thu về lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.
Ông Lê Quang Hồ, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Sơn cho biết: “Xác định tiềm năng, lợi thế của cây cam bù trong phát triển
kinh tế
, xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện đang đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển cây cam bù”, năm 2015, phát triển diện tích trồng cây cam bù khoảng gần 1000ha. Huyện cũng khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng các trang trại trồng cam bù có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường thế giới".
Cùng với cây cam, chăn nuôi hươu ở Hương Sơn cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là hướng đi chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới.
Hươu là động vật dễ chăm sóc vì có sức đề kháng cao và ít bị bệnh, thức ăn chủ yếu là các loại lá, cây cỏ, phù hợp với địa hình huyện miền núi nên ở Hương Sơn, hươu được nuôi hầu như ở tất cả các xã, tập trung nhiều và có quy mô nhất là ở các xã Sơn Trung, Sơn Quang, Sơn Lâm, Sơn Giang, Sơn Ninh, Sơn Tây…
Chăn nuôi hươu là một trong những thế mạnh của huyện miền núi Hương Sơn
Hiện, toàn huyện có trên 8000 hộ nuôi hươu, tổng đàn hươu trên toàn huyện gần 40.000 con. Theo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Sơn, năm 2012, huyện thu về khoảng 10 tấn lộc nhung. Giá bán mỗi kg nhung hươu trên thị trường hiện nay dao động từ 13 - 15 triệu đồng.
Huyện Hương Sơn cũng đã ban hành đề án hỗ trợ phát triển đàn hươu, mỗi hộ chăn nuôi trên 50 con được hỗ trợ 200 triệu đồng, các hộ nuôi từ 10 con trở lên, mỗi con được hỗ trợ 1 triệu đồng và nhiều chính sách khác như cho vay vốn lãi suất ưu đãi, hỗ trợ trồng cỏ sữa. Đặc biệt như trang trại anh Bạch Văn Lim (SN 1970) ở thôn Kim Thành, xã Sơn Tây đã tập trung nuôi hươu với quy mô rất lớn. Hiện, tổng đàn hươu của gia đình anh gần 100 con. Năm 2014, tuy trang trại mới đi vào hoạt động nhưng cho doanh thu hơn một tạ nhung hươu. Ngoài nuôi hươu, anh Lim còn tập trung nuôi lợn rừng và đà điểu.
Hiện nay, một số hộ dân đang áp dụng mô hình chăn nuôi đà điểu và lợn rừng cho thu nhập cao
Cùng với phát triển kinh tế trang trại dựa trên các loại sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu đặc trưng của huyện miền núi Hương Sơn, huyện cũng đang chú trọng đầu tư vào các mô hình sản xuất trang trại có liên kết, hỗ trợ như mô hình chăn nuôi lợn tập trung, liên kết với tập đoàn CP, chăn nuôi và phát triển đàn dê, phát triển cây chè công nghiệp, cây cao su... Hiện nay, toàn huyện Hương Sơn có hơn 325 mô hình kinh tế cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Với hướng đi hiệu quả này
, kinh tế Hương Sơn đang có chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa chủng loại cây trồng, vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ở huyện miền núi Hà Tĩnh.
Nam
Phong – Quốc Hoàn