Thời gian qua, ngành giáo dục đào tạo huyện Hương Sơn đã chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn đổi mới giáo dục trẻ theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm“ với nhiều hoạt động dạy học trải nghiệm bổ ích, thiết thực, lý thú.

Thời gian qua, ngành giáo dục đào tạo huyện Hương Sơn đã triển khai thực hiện chương trình đổi mới phương pháo dạy học theo hướng tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được suy nghĩ, mong muốn và bộc lộ lộ tính cách, từ đó giáo viên có biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ.

Các trường học được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

 

Trẻ trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Trường Mầm non Thị trấn Phố Châu

 

Trong điều kiện tổ chức dạy học gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid -19, ngành đã tổ chức các buổi tập huấn bằng hình thức trực tuyến, từ đó nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong thực hiện chương trình giáo dục, giúp giáo viên biết căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; chủ động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch dạy học, xác định mục tiêu, thiết kế bài học theo các phương pháp học tập tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Bà Nguyễn Thị Anh Thơ - Chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo huyện cho biết: Phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy nhu cầu, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ chủ động sáng tạo và tư duy. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập của trẻ, giáo viên tự thiết kế kế hoạch giảng dạy một các linh hoạt để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất"

Tại Trường Mầm non Sơn Giang, việc phát triển khả năng sáng tạo, tư duy cho trẻ được nhà trường đặc biệt quan tâm thông qua xây dựng nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích. Bằng việc sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên như: đá, hạt ngô...giáo viên đã tổ chức các hoạt động xếp chữ cái và các con số; xếp thành bức tranh phong cảnh, vườn hoa, con vật...theo trí tưởng tượng của trẻ; Bằng việc tái sử dụng các loại chai lọ nhựa để các em chơi trò tìm chữ; tìm con số; Sử dụng bìa cát tông, rơm, rạ để xây dựng nên ngôi nhà chống lũ, làm hình nộm người; cắt dán vải, giấy đầy màu sắc để tạo thành bức tranh....

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng các góc học tập, sáng tạo như: vườn cây của em để các cháu thực hành trồng và chăm sóc các loại cây xanh, ươm mầm các loại rau, củ; góc nghệ thuật để các cháu chơi tô màu, vẽ tranh; góc thư viện là nơi để các cháu xem tranh, nghe kể chuyện, trao đổi với cô giáo về các nhân vật cổ tích...Các sân chơi thể dục, thể thao, trò chơi vận động hay khu vườn cổ tích, gian hàng tuổi thơ... cũng đã được nhà trường đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho trẻ.

Trẻ học ghép chữ từ những hạt ngô dưới sự hướng dẫn của cô giáo

 

Một tiết học vẽ tranh trên đá sỏi của các bé Trường mầm non Thị trấn Phố Châu

 

Cô giáo Trần Thị Sanh, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Sơn Giang cho biết:“Tổ chức hoạt động góc” được nhà trường hết sức quan tâm. Mỗi góc phù hợp với từng lứa tuổi, nhu cầu, khả năng, thế mạnh khác nhau của trẻ. Ở đó, cô giáo chỉ có vai trò là người hướng dẫn, gợi ý cách chơi theo trình tự hợp lý, còn trẻ sẽ là người thực hiện. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà mình gặp phải. 

Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đòi hỏi các trường Mầm non trên địa bàn huyện đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng góc học tập, bổ sung đồ chơi, dụng cụ, phát huy sáng tạo của giáo viên trong phương pháp giảng dạy và tổ chức trò chơi, hoạt động giáo dục.

Trẻ trải nghiệm tập làm bác sĩ tại Trường Mầm non Sơn Trung

 

Ngoài việc bồi dưỡng, tập huấn, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, mỗi giáo viên cũng đã tự mày mò, nghiên cứu, tự học và sáng tạo để đưa ra các ý tưởng tổ chức hoạt động; Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, trong điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng học tập còn có những khó khăn, các giáo viên đã chịu khó tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên, tái sử dụng các vật liệu phế thải an toàn để sáng tạo đồ dùng dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục hiện nay.

Là giáo viên luôn tâm huyết với nghề, cô Trần Thị Mỹ Hảo (trường Mầm non xã Sơn Trung) luôn chú trọng việc “lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình giảng dạy của mình. Cô chia sẻ: “Ban đầu khi mới tổ chức hoạt động góc, một số em còn nhút nhát, rụt rè nên không muốn tham gia. Sau khi được khuyên nhủ, dẫn dắt và nói mẫu để trẻ bắt chước luyện tập thì các em trở nên mạnh dạn, hứng thú hơn và thực hiện hoạt động góc nhuần nhuyễn hơn. Chúng tôi cũng cố gắng tự sáng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các em học tập để các giờ học đạt hiệu quả cao hơn”.

Trẻ 5 tuổi Trường Mầm non Sơn Trung đang thực hành cắt dán tạo thành bức

 

Có thể thấy, việc giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích cực đã được các nhà trường tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động hết sức phong phú và đa dạng. Từ đó, trẻ được rèn luyện tính linh hoạt, phát huy được sự sáng tạo cá nhân và biết học hỏi, đoàn kết để có những trải nghiệm đáng nhớ, giúp cho trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, tự tin hơn trong cuộc sống./.

 

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.124.305
    Trong năm: 963.258
    Trong tháng: 115.175
    Trong tuần: 11.502
    Trong ngày: 2.666
    Online: 86