Sau khi rời ghế nhà trường, anh Bạch Văn Thắng (Sinh năm 1989) trú tại Thôn Hàm Giang, xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn quyết định vào làm việc tại Miền Nam, được 03 năm thì anh quay trở về địa phương lập nghiệp. Năm 2015 bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề nuôi ong lấy mật thì thất bại, nhưng bằng ý chí và nghị lực của tuổi trẻ nên sau đó một năm (2016) anh Thắng lại tiếp tục con đường đam mê nuôi ong và chăn nuôi đàn hươu sao. Đồng thời kinh doanh thêm nghề sơn, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động mang lại thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Bạch Văn Thắng nuôi ong lấy mật trong thùng vuông và tổ ong làm bằng thân cây rỗng ruột.

 

Năm 2015 là năm khó khăn, vất vả nhất đối với bản thân tôi, để thoát khỏi cảnh kinh tế khó khăn, tôi đã mạnh dạn vay vốn của anh em, bạn bè, thậm chí vay vốn của Ngân hàng mới đủ nguồn kinh phí đầu tư mua hươu giống, làm chuồng trại, mua đàn ong lấy mật…Nhưng do chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn, nên sau một năm chăn nuôi, đàn ong (15 tổ) đã bỏ đi, còn hươu sao thì không phát triển và không cho thu nhập.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, được gia đình, bạn bè động viên, gần cuối năm 2015 tôi quyết định xây dựng gia đình với cô Nguyễn Thị Ngân là người cùng xã. Đến nay vợ chồng tôi đã có được 01 cháu trai và 01 cháu gải. Khi ổn định cuộc sống gia đình tôi lại bắt tay vào lập nghiệp với nghề nuôi ong lấy mật, hiện cơ sở của tôi đã phát triển được 100 tổ, chia thành 03 đàn, với 03 địa điểm khác nhau để tận dụng nguồn thức ăn từ các loài hoa rừng trong thiên nhiên sẵn có. Mỗi năm thu nhập trên 05 tạ mật ong, giá bán mỗi lít 350 ngàn đồng, sau khi thu hoạch mật ong, gia đình chở lên cơ sở Cường Nga tại xã Quang Diệm để xử lý “hạ thuỷ phần” đưa mực nước trong mật ong đạt tiêu chuẩn. Sau đó tôi đóng thành chai xuất ra thị trường tiêu thụ, khách hàng chủ yếu là anh em, bạn bè người thân quen trong và ngoài huyện, thậm chí khách từ Hà Nội, thành phố HCM vẫn thích sử dụng mật ong của gia đình tôi, vì chất lượng mật ong “đảm bảo nguyên chất, thơm ngon, bổ dưỡng, độ tinh khiết cao” thích hợp với sức khoẻ cộng đồng. Bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ nguồn mật ong” anh Bạch Văn Thắng chia sẻ.

Hàng chục đàn ong được anh Thắng đặt nuôi dưới những gốc cây toả  bóng mát.

 

Bên cạnh những thuận lợi, vợ chồng anh Thắng cũng gặp không ít khó khăn. Do mới vào nghề nên thiếu kinh nghiệm, chưa quen với môi trường khí hậu, đặc tính sinh hoc của loài ong, con chúa, kỹ thuật chăn nuôi ong…dần dần vừa làm vừa tìm hiểu trên mạng, học hỏi anh em bạn bè, từ đó anh Thắng, chị Ngân có thêm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi ong, kỹ thuật nhân giống, di trùng, tạo ong chúa để có đàn ong khoẻ mạnh, đảm báo chất lượng phát triển tốt.

Hiện nay thu nhập từ ong có 02 nguồn, đó là mật ong và nhân giống ong chúa, nhân đàn bán cho khách hàng với giá: 200.000.00đ/cầu ong (một đàn gồm 03 cầu, có cả thùng) có giá 800.000.00đ, bình quân mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 50 đàn ong giống, thu về cho gia đình khoảng 40.000.000.00đ/năm.

Anh Bạch Văn Thắng đang kiểm tra mật ong trước khi xuất ra thị trường tiêu thụ.

Chị Nguyễn Thị Ngân, vợ anh Bạch Văn Thắng đưa cầu vào máy quay lấy mật

 

“Để nuôi ong thành công trước hết phải có nguồn hoa dồi dào, đa dạng, môi trường phải trong sạch, có cây cối tạo bóng mát cho đàn ong cư trú.Đặc biệt là không có hoá chất, nếu có hoá chất con ong sẽ chết, hoặc kéo cả đàn đi cư trú ở những nơi không có hóa chất.

Giống ong nội địa của Việt Nam đã được thuần dưỡng rất công phu, nếu chọn giống không tốt, hoặc đánh bắt ong rừng về nuôi, đàn ong sẽ không thích nghi với môi trường nuôi nhốt, nó sẽ tìm đường ra đi, dẫn đến thất bại gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình” anh Thắng bật mí.

Thường xuyên vệ sinh thùng nuôi ong sạch sẽ, vị trí đặt tổ ong phải thích hợp, không có mùi hôi thối, quá trình nhân đàn, chia đàn, tạo chúa phải đúng thời điểm (tháng 11 làm một lượt, đến tháng Giêng, tháng 2 làm lần thứ 2. Con ong chúa là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển khoẻ mạnh của một đàn ong.

Chị Nguyễn Thị Ngân đang cắt phần nắp sáp ong trước khi đưa vào máy quay lấy mật

 

Chị Nguyễn Thị Ngân, vợ anh Thắng (SN 1996) nở nụ cười tươi vui sướng khi được mùa mật ong nuôi.

 

          Theo chia sẻ của anh Thắng “Nếu thời tiết thuận lợi, nguồn hoa nhiều, thức ăn phong phú, đàn ong khoẻ mạnh, thì một năm cho thu hoạch tầm khoảng 06 lứa mật, thời gian lấy mật lứa trước cách lứa sau khoảng 01 tháng, khi đó mật mới đủ chín, nếu lấy mật non tháng (thiếu thời gian) mật ong sẽ có mùi chua, hoặc lên men và tạo khí ga tràn ra ngoài” anh Thắng cho biết thêm… Năng động, cần cù và mạo hiểm trong phát triển kinh tế, là thế mạnh của Bạch Văn Thắng.

Với tiềm năng lợi thế về diện tích sẵn có của gia đình (1,5ha đất vườn và đất rừng tự nhiên, cộng với 04 sào đất màu) canh tác hàng năm, cùng với số tiền tích luỹ hàng năm qua việc nuôi ong lấy mật. Vợ chồng tôi mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi thêm đàn hươu 30 con, với phương châm vừa lấy nhung hươu, vừa bán con giống tốt ra thị trường. Từ mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình, vợ chồng anh Thắng có thêm nguồn thu nhập khoảng 170 triệu đồng mỗi năm.

Anh Bạch Văn Thắng đang chăm đàn hươu sao đảm bảo khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt.

 

Ngoài ra, anh Bạch Văn Thắng còn kinh doanh hãng sơn gần 10 năm nay, tạo công ăn việc làm cho 07 lao động là người địa phương, thu nhập được trả theo giá trị sản phẩm mỗi công trình. Nghề sơn cũng cho chu nhập khá ổn định. Mỗi năm thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Với sự nổ lực cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. Góp phần cùng với cộng đồng thôn xóm đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình ngày càng bền vững.

                                                                                            


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.032.606
    Trong năm: 983.556
    Trong tháng: 106.726
    Trong tuần: 31.292
    Trong ngày: 2.987
    Online: 95