.
Chị Võ Thị Châu đang đóng bao hoa trện để nập cho khách hàng.
Mặc dầu các phương tiện, vật dụng được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống gia đình đã dần được thay đổi, hiện đại và thuận tiện hơn nhiều so với những thập kỷ trước đây. Cùng với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bộ mặt từ nông thôn đến thành thị đã có nhiều khởi sắc. Nhà cửa được xây dựng khang trang, sạch đẹp, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi, các hộ gia đình cũng đã quen dần với nhịp sống hiện đại, loại bỏ những đồ vật sinh hoạt lạc hậu, thay vào đó là những dụng cụ tân tiến được sản xuất bằng các chất liệu công nghiệp trên dây chuyền máy móc hiện đại như: chổi lau nhà, rổ, rá nhựa, máy hút bụi…Nhưng có một loại dụng cụ truyền thống chưa thể bỏ qua, đó là “chổi trện” và “chổi đót”, hai loại này vẫn không thể thiếu được đối với mỗi gia đình Việt.
Hàng trăm cây nêu tết được vợ chồng Thế Châu chuẩn bị xuất ra thị trường Tết Nguyên đán.
Mảnh đất huyện miền núi Hương Sơn có nhiều tiềm năng lợi thế, có rất nhiều loại cây nằm trong hệ sinh thái rừng, đó là thảm thực vật sống và phát triển tự nhiên trên những cánh rừng, đồi trọc. Ngoài lợi ích bảo vệ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, chất dinh dưỡng trong mùa mưa lũ và làm xốp đất rừng, thì nó còn mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân sống gần bìa đồi, rừng. Đó là “cây trện và cây đót” mọc ở ven đồi. Ngày nay, người dân được giao đất, giao rừng, các chủ rừng đã tận dụng những khoảnh đất trống, sườn đồi... để trồng cây trện để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Từ những thực tế trên, cơ sở kinh doanh chổi trện của gia đình chị Châu trú tại Thôn 5, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn quyết định đầu tư kinh doanh mặt hàng chổi trệt và chổi đót từ năm 2012, đến nay đã hơn chục năm làm nghề và đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ. Từ đó, nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.
Nói về làm nghề này thì suốt ngày bận rộn, công việc tuy nhẹ nhàng, nhưng thời gian làm việc cả ngày lẫn đêm. Nên các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia được. Từ ngày mở rộng nuôn bán kinh doanh mặt hàng chổi trện, chổi đót và một số mặt hàng khác nên kinh tế gia đình trở nên khá giả hơn, có điều kiện quan tâm, đầu tư, chăm lo cho con cái học hành đến nơi, đến chốn.
Vợ chồng Thế Châu đang giao hàng cho khách.
Vợ chồng Thế Châu đang tra cát chổi
Người thân của cơ sở Thế Châu đi thu mua trện ở các hộ dân trên địa bàn xã.
Mỗi ngày cơ sở nhập hàng chục nguyên vật liệu từ cây trện, cấy đót để làm chổi, ngọn và thân cây tre nòi để làm cán chổi, cán ven, cán cuốc, sào phơi quần áo..., xuất hàng trăm bao bì hoa cây trện bán với giả từ 110.000đ đến 130.000đ/bao (giá dao động theo thời vụ) cho cơ sở ở xã Sơn Tây để chiết xuất thành “tinh dầu trện” vào dịp tết Nguyên đán thì gia đình em lại kinh doanh thêm mặt hàng “cây nêu ” xuất ra thị trường với giá bán là 100.000.00đ/cây.
Ban đầu cơ sở “Thế Châu” còn làm nhỏ lẻ, kinh doanh buôn bán chưa thuận lợi, nên chủ yếu sử dụng người trong gia đình. Nhưng mấy năm lại nay, việc kinh doanh buôn bán mặt hàng chổi trện, chổi đót ngày càng phát triển, từ đó vợ chồng chị Võ Thị Châu đã mạnh dạn mở rộng mạng lưới kinh doanh buôn bán sỷ, lẻ, cho các đầu mối trên địa bàn Hương Sơn và một số thương lái đến từ Quảng Bình Quảng Trị, Huế, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá nên đã tạo thêm công ăn việc làm cho 10 đến 15 lao động thời vụ. Công nhân chủ yếu là chị em phụ nữ trong thôn, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, việc làm nhẹ nhàng, thu nhập bình quân mỗi người từ 05 đến 06 triệu đồng/người/tháng, giúp chị em hội viên phụ nữ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày” chị Võ Thị Châu vui vẻ tâm sự.
Vừa qua cơ sở sản xuất chổi trện, chổi đót “Thế Châu” đã tham gia chương trình tập huấn về chương trình “phụ nữ khởi nghiệp” tại tỉnh, để trong thời gian tới xây dựng hồ sơ thành lập HTX chổi trện.