Phía trước từ đường di tích Lê Mậu Tài

 

 

Vùng đất Thịnh Xá xưa, nay là xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn là nơi hội tụ của nhiều dòng họ nổi tiếng như: Hà Huy, Lê, Nguyễn Xuân…Trong quá trình lịch sử, các dòng họ ở Thịnh Xá có nhiều người học giỏi, thành đạt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của làng xã và quê hương. Thịnh Xá cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trong đó có di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ tiến sỹ Lê Mậu Tài.

Ông Lê Mậu Tài sinh năm Bính Thìn (1616), tại thôn Sơn Kim, huyện Gia Lâm (nay là xã Sơn Kim, quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Lúc còn nhỏ ông sống cùng với bà cô có chồng là họ Nguyễn. Ông sớm biểu lộ tư chất thông minh và học giỏi nên vợ chồng bà cô đổi tên họ cho ông thành Nguyễn Mậu Tài (1) . Họ nguyễn được ông dùng cho đến lúc trả ân từ quan về với cuộc sống an bình tại Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, huyện Hương Sơn.

Năm  Bính Tuất (1646) một lần tham gia khoa thi ông đõ Tiến Sỹ. Sau khi đỗ Tiến Sỹ ông được triều đình trọng dụng, làm đến nhiều chức quan. Mùa xuân năm Quý Sửu (1673) ông và Hồ Sỹ Dương được triều đình cử làm sứ thần sanh Nhà Thanh nộp lễ tuế cống và cáo phó việc tang Huyền Tông. Sau chuyến đi sứ về ông được bổ dụng chức Phó đô ngự sử rồi đến Thượng thư Bộ binh.

Cổng vào di tích

 

Sống và làm quan trong giai đoạn triều chính Lê - Trịnh đang có những mối bất hòa, người chính trực, ngay thẳng thì không được trọng dụng, kẻ xu nịnh ngày càng nhiều, cuộc sống của nhân dân lầm than, khổ cực. Đã nhiều lần ông dâng biểu sớ nói lên sự thật cuộc sống của các quan lại trong triều đình và đời sống của người dân. Ông bị một số quan lại đố kỵ và tìm cách hãm hại. Tháng 8 năm 1682 Nguyễn Mậu Tài đã bị giáng chức. Không thể sống với vương triều đang mục nát, nhiều lần ông xin chúa Trịnh từ chức nhưng không được. một thời gian sau ông quyết định trả ấn từ quan cùng với một số con cháu di cư về vùng đất Thịnh Xá, tổng Yên Ấp, huyện Hương Sơn sinh sống. Từ đây ông lấy tên họ là Lê Mậu Tài và lập nên dòng họ Lê tại thôn Thịnh Xá. Ông mất vào ngày 15 tháng 5 năm Giáp Tuất (1694).

Để ghi nhớ công lao của ông, triều đình đã giao cho nhân dân làng Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) và làng thịnh Xã  (Hương Sơn – Hà Tĩnh) lập đền thờ thờ Ông. Về sau, các triều đại phong kiến đã có sắc phong ghi nhận công lao của ông và ban cấp “Lộc điền” cho nhân dân trong vùng để tế lễ Ông.

Ngày, nay đền thờ Lê Mậu Tài được chính quyền địa phương cùng con cháu trong dòng họ tôn tạo, tu bổ, ngày càng khang trang, góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, khích lệ lòng tự hào dân tộc để xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.

(1)Theo gia phả của dòng họ hiện đáng lưu giữ tại di tích.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
Thống kê: 8.869.140
Trong năm: 1.119.634
Trong tháng: 130.947
Trong tuần: 29.302
Trong ngày: 3.087
Online: 95