Từ ngày 01/11/2022, 06 Nghị định trong lĩnh vực bộ máy hành chính, giao thông vận tải bắt đầu có hiệu lực thi hành.
1. Hồ sơ đề nghị cấp GCN cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
Nghị định 54/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp GCN cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa từ ngày 01/11/2022 bao gồm:
- 01 tờ khai của cơ sở đào tạo đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của giáo viên và hợp đồng của giáo viên (hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỉnh giảng hoặc hình thức hợp đồng phù hợp khác theo quy định của pháp luật).
- 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hoặc hợp đồng thuê phòng học, xưởng thực tập, phương tiện, cầu cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước để dạy thực hành; giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn hiệu lực phù hợp với loại, hạng và thời gian đào tạo.
So với Nghị định đã bỏ yêu cầu: 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của cơ sở đào tạo.
2. Các hành vi bị cấm đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Nghị định 58/2022/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
Theo đó, các hành vi bị cấm đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài bao gồm:
- Tổ chức, thực hiện, tham gia, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo và các hoạt động khác không phù hợp với lợi ích quốc gia, vi phạm pháp luật, xâm phạm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
(Hiện hành, tổ chức, thực hiện các hoạt động chính trị, tôn giáo và các hoạt động không phù hợp với lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại đoàn kết dân tộc Việt Nam).
- Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, không phục vụ mục đích hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo.
- Tài trợ cho các hoạt động chống phá, lật đổ chính quyền tại nước khác, các tổ chức khủng bố và các hoạt động khủng bố.
- Tổ chức, tham gia, tài trợ các hoạt động rửa tiền hoặc liên quan đến rửa tiền.
(Hiện hành, tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động liên quan đến rửa tiền, khủng bố).
- Tổ chức, tham gia, tài trợ các hoạt động khác trái với đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam.
(Hiện hành, tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động xâm hại đạo đức xã hội. thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc).
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Nội dung đề cập tại Nghị định 70/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12b Nghị định 11/2010/NĐ-CP (đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP ; được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 125/2018/NĐ-CP ) về hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
Cụ thể, hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ từ ngày 01/11/2022, được lập thành 01 bộ, bao gồm:
- Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định 11/2010/NĐ-CP ;
- Bảng kê khai về cơ sở vật chất;
- Danh sách giảng viên, trong đó có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.
(Hiện hành, còn bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)).
4. Cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam
Nghị định 87/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam bao gồm:
- Ban Thư ký biên tập và Quan hệ đối ngoại.
- Văn phòng.
- Ban Tổ chức - Cán bộ.
- Ban Kế hoạch - Tài chính.
- Ban biên tập tin Trong nước.
- Ban biên tập tin Thế giới.
- Ban biên tập tin Đối ngoại.
- Ban biên tập Ảnh.
- Ban biên tập tin Kinh tế.
- Trung tâm Thông tin tư liệu và Đồ họa.
- Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
- Báo Tin tức.
- Báo Thể thao và Văn hóa.
- Báo điện tử VietnamPlus.
- Báo Việt Nam News.
- Báo Le Courrier du Vietnam.
- Tạp chí Vietnam Law and Legal Forum.
- Báo ảnh Việt Nam.
- Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.
- Nhà xuất bản Thông tấn.
- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam.
- Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam ở nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Kỹ thuật Thông tấn.
- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn.
- Trung tâm Phát triển Truyền thông Thông tấn.
- Trung tâm Hợp tác quốc tế Thông tấn.
So với quy định trước đây tại Nghị định 118/2017/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức mới của Thông tấn xã Việt Nam không còn quy định 02 đơn vị là Ban Kiểm tra và Trung tâm Tin học.
5. Quy định mới cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chính phủ ban hành Nghị định 86/2022/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
- Vụ Giáo dục Mầm non.
- Vụ Giáo dục Tiểu học.
- Vụ Giáo dục Trung học.
- Vụ Giáo dục Đại học.
- Vụ Giáo dục thể chất.
- Vụ Giáo dục dân tộc.
- Vụ Giáo dục thường xuyên.
- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Cơ sở vật chất. (Hiện hành là Cục Cơ sở vật chất).
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Vụ Pháp chế.
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Cục Quản lý chất lượng.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Báo Giáo dục và Thời đại.
- Tạp chí Giáo dục.
(So với hiện hành, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm 3 đơn vị gồm: Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Quản lý giáo dục; Vụ Thi đua - Khen thưởng).
6. Thay đổi cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
(1) Vụ Hợp tác quốc tế.
(2) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(3) Vụ Khoa học và Công nghệ.
(4) Vụ Pháp chế.
(5) Vụ Tổ chức cán bộ.
(6) Vụ Đất đai.
(7) Vụ Môi trường.
(8) Thanh tra Bộ.
(9) Văn phòng Bộ.
(10) Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
(11) Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
(12) Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
(13) Cục Biến đổi khí hậu.
(14) Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường.
(15) Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.
(16) Cục Địa chất Việt Nam.
(17) Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
(18) Cục Khoáng sản Việt Nam.
(19) Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
(20) Cục Quản lý tài nguyên nước.
(21) Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất.
(22) Cục Viễn thám quốc gia.
(23) Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
(24) Báo Tài nguyên và Môi trường.
(25) Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
(26) Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.
(27) Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.
Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường; Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại các khoản: 6, 7, 8, 11, 12, 14, 15, 16, 18, 19 và 21 được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hiệu lực thi hành.