Những năm gần đây mạng xã hội đã có những bước phát triển nhanh và tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, giúp cho người dùng kết nối, chia sẽ, tiếp nhận thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Tuy vậy, mạng xã hội đã và đang bị các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội cực đoan triệt để khai thác, lợi dụng để làm công cụ tuyên truyền, xuyên tạc; truyền bá những thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, lệch lạc; với âm mưu phá hoại, gây bất ổn tình hình an ninh chính trị ở nước ta.

Ảnh minh họa: nguồn Internet

 

Theo thống kê đến đầu năm 2023, ở Việt Nam đã có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm tỷ lệ sử dụng Internet là 79,1% trên tổng dân số (tăng thêm 5,3 triệu người so với năm 2022) đứng thứ 7 trong 10 quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới; đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15 - 40 tuổi; nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động. Xét về mặt tích cực, mạng xã hội là một kênh thông tin giúp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; từ đó củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy vậy, hiện nay các thế lực thù địch phản động, những phần tử cực đoan chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng có hệ thống, tổ chức tinh vi, xảo quyệt hơn và vô cùng nguy hiểm. Chúng lợi dụng sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội như (Facebook, Zalo, Youtube, Google…) để tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát tán nhiều thông tin sai trái, xấu, độc trên mạng xã hội nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta; chúng chống phá liên tục trên mọi mặt, lĩnh vực, không chỉ thuần túy là vấn đề lý luận mà bao gồm tất cả những vấn đề thực tế mới phát sinh; chúng xuyên tạc vai trò lãnh đạo về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những thành quả cách mạng đã đạt được trong những năm qua, đồng thời đưa lên internet và mạng xã hội những mặt trái của xã hội, khai thác những thông tin tiêu cực, không chính thống, chưa rõ ràng, lồng ghép nội dung, thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo sự thật để dẫn dắt, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác nhằm mục đích tạo nên sự hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chuyển hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch; từ đó thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào mục tiêu, con đường tiến liên CNXH của Nhân dân ta.

Cho nên một trong những vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân hiện nay là cần phải tỉnh táo, nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong việc tiếp nhận thông tin nhất là trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Google,… để không rơi vào âm mưu tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù địch phản động, những phần tử cực đoan. Chính vì vậy, đối với công tác đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, các quan điểm sai trái, lệch lạc thì đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân; phải là chiến sĩ tiên phong đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng trên không gian mạng để đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động, những phần tử cơ hội, cực đoan hiện nay.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường; các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, cực đoan vẫn tập trung tuyên truyền, phát tán nhiều thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc, tiếp tục tìm đủ mọi cách thực hiện các hoạt động chống phá sự lãnh đạo của Đảng ta trên không gian mạng, nhằm kích động chia rẽ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hòng thực hiện âm mưu phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch phản động, những phần tử cơ hội, cực đoan thì mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác trước những hành vi lợi dụng internet và mạng xã hội để tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân cần phải nhận thức rõ đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tin bịa đặt, có dụng ý xấu để cảnh giác, đề phòng trước những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, phản động.

 Để tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, định hướng và tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, chúng ta cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, đối với cơ quan chuyên môn cần thường xuyên, kịp thời, chủ động bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin chính thống nhằm định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động đấu tranh trên mạng xã hội. Quán triệt thực hiện phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không có “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá. Luôn chủ động nắm tình hình, chú trọng nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo để xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngay từ lúc mới manh nha, khởi phát trên không gian mạng.

Hai là, cán bộ chủ chốt các địa phương, đơn vị nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu trong việc khai thác, sử dụng Internet và mạng xã hội; phát huy tính hiệu quả, thiết thực việc sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương đang triển khai; tích cực chia sẽ, nhân rộng những điển hình tiêu biểu, tấm gương người tốt, việc tốt, những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết một lòng của dân tộc Việt Nam.

Ba là, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thật sự kiên định vững vàng về lập trường, tư tưởng, không dao động trước mọi diễn biến của thế giới và khu vực; tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thượng tôn pháp luật; tích cực học tập, quán triệt Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực; chủ động nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo được cho bản thân nền tảng tri thức chính trị - xã hội đúng đắn, vững vàng, khoa học, cách mạng, đủ năng lực đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng.

Bốn là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mỗi cá nhân để góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Năm là, đối với mỗi người dân cần phải nhận diện rõ thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; khi tham gia tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội cần tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin có cơ sở, thông tin chính thống; đâu là thông tin không tốt, không chính thống, thông tin xuyên tạc, bịa đặt; không tham gia bình luận, chia sẽ những thông tin chưa được kiểm chứng; không để bị lôi cuốn theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội mà dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang. Cần phải sàng lọc loại bỏ những thông tin tiêu cực; nhận định đúng tình hình, thực trạng của vấn đề, tích cực chia sẽ lan tỏa những việc làm tốt, hình ảnh đẹp để đấu tranh phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, những quan điểm sai trái, vu khống của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, cực đoan.

Sáu là: thực hiện tốt phương châm “Lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; chia sẽ, lan truyền các thông tin tích cực, những tấm gương điển hình tiêu biểu, những kết quả của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh, phong trào hành động cách mạng… , tạo ra sự lan tỏa lớn trên không gian mạng sẽ góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tin tưởng rằng mỗi cán bộ, công chức, viên chức sẽ phát huy tốt tinh thần trách nhiệm của mình trong khai thác, sử dụng mạng xã hội; tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động trên các trang mạng xã hội, để từ đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, thịnh vượng./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.119.457
    Trong năm: 965.696
    Trong tháng: 115.807
    Trong tuần: 11.723
    Trong ngày: 2.031
    Online: 72