Khu du lịch văn hóa- sinh thái Hải Thượng nằm ở phía Tây núi Minh Tự, phía bên kia là khu mộ và tượng đài Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ xa nhìn lại nơi đây như một túi khí chỉ được no gió khi được cân bằng bởi các yếu tố tâm linh của một vùng đất linh thiêng hội tụ.

Toàn cảnh Khu du lịch Văn hóa sinh thái Hải Thượng

Núi Minh Tự là một trong những ngọn núi thiêng của dãy núi Thiên Nhẫn - nơi hội tụ linh khí của 4 dãy núi lớn: “Núi Hùng Sơn phụ ở phía Tây, núi Kê Sơn ở phía Nam, núi Đại Hàm ở phía trước làm thành sa “Hổ”, núi Thiên Nhẫn phía Bắc vòng lên thành thế sa “Long” đây là vùng đất tinh tú vô cùng.

Nằm trọn trong vùng đất ở vị trí “Thế thanh long bạch hổ” nơi có đền Minh Tự Sơn, ngôi Đền tuy không lớn nhưng rất linh thiêng, chính giữa có bức           hoành phi “ Nguyên khí trường tồn”  ( Lúc nào cùng được bồi đắp ); phía bên trái là câu đối “ Tú khí nhất bào lưu Việt sử” ( một bộc khí thiêng còn lưu trong sử sách nước Việt ), Phía bên phải là câu “Hùng phong vạn cổ hoài thần uy”  ( Luồng gió mạnh từ thuở Hùng Vương) ; chính giữa thờ thần Núi, thần Sông . Đứng ở giữa gian chính nhìn về phía trước là một trục tâm linh gồm Đền thờ; Đài phun nước ( ở đó có hòn đá mang hình tượng mẹ bồng con ngồi trên Ngai vàng); cổng Tam Quan, chếch về phía Tây Nam khoảng 7 độ, cách xa 2,5 km là Chùa Tượng Sơn, xa hơn nữa khoảng 7 km là nhà thờ Hải thượng ở xã Sơn Quang ( nay là xã Quang Diệm) .

Ngược lên khu vực bồng lai tiên cảnh, điểm đến đầu tiên là qua cổng “Hương Sơn tiên cảnh ” quay lại ta sẽ thấy “Chốn ngàn Vương” (Đất đế vương; đến đây rồi còn để lại nhiều vương vấn khó quên). Đến thăm vườn tượng 18 vị La Hán được bố trí theo đặc trưng riêng phù hợp với các vị tu hành, trong khung cảnh được hòa quyện với cỏ, cây, hoa, lá của triền núi Minh Tự.  Leo lên ngọn núi cao là nơi dự kiến sẽ đặt tượng Phật Quan âm bồ tát. Khu vực này tạo hóa đã sắp đặt sẵn 3 bậc đá theo kiểu Thiên - Nhân - Địa.

Men theo triền núi, dọc theo con đường Hồ Chí Minh là khu vui chơi giải trí được tái hiện lại những không gian lịch sử của những năm tháng chiến tranh mà quân và dân ta đã tạo nên một huyền thoại trong lịch sử của dân tộc. Với ý tưởng xuyên suốt mang chủ đề: “Quá khứ - Hiện tại - Tương lai”.

Cổng Tam Quan vào Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng

Đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh) xưa là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy suốt từ miền Bắc vào tận miền Nam Việt Nam , đi qua hạ Lào Campuchia , đường đi qua ba truông là: Truông Bồn, Truông Bát và Truông Mung. Ngày nay, đường Hồ Chí Minh chỉ đi qua Truông Mung -   nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều dấu tích của Bộ đội và dân công đã nghỉ lại và  tổ chức nhiều hoạt động ở dốc Truông Mung, tiêu biểu là cây nhãn bên suối mà nhiều câu chuyện dân gian còn kể lại thì nơi đây ngày trước các O, các chú bộ đội, dân công ngồi nghỉ lại đây cùng nhau ăn nhãn bỏ lại hạt rồi mọc lên thành cây xanh tốt này. Hiện tại, trong không gian khu vui chơi giải trí này được tái hiện lại các điểm nghỉ ngơi, thư giãn của bộ đội, dân công như: hai chú bộ đội ngồi nghỉ đọc thư nhà cho nhau nghe, bãi tắm tiên của các cô gái thanh niên xung phong, lớp học trong lũy trong thời kháng chiến.

Khu tắm bùn là một hạng mục công trình được đầu tư hoành tráng hiện đại và liên kết với các khu vui chơi, nghỉ dưỡng khác tạo nên một tua du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm hết sức thú vị. Tại đây có khách sạn 4 sao có 10 phòng nghỉ trong đó có các phòng tắm bùn; có 02 phòng VIP phục vụ nhu cầu của khách. Hệ thống bể tắm bùn ngoài trời rất hiện đại, có dàn năng lượng mặt trời đảm bảo nhiệt độ trên 100 0 c cấp nước để phục vụ cho việc ủ bùn và phục vụ nước cho quá trình làm nước sạch, nước sinh hoạt.  Có bể dự trữ nước với dung tích 50m 3 phục vụ nguồn nước trong khu vực và tưới cây xanh.

Bể tắm bùn hiện đại…

Kho bùn nguyên liệu có một kho lớn và 02 bể ủ bùn hiện đại. Bùn được sản xuất theo công nghệ NaNo (Bùn sét) theo công nghệ của Nhật Bản, được khai thác ở độ sâu 4m tại Đà Lạt. Sau khi bùn được vận chuyển về cho vào kho rồi được đưa vào 2 bồn để xử lý, công đoạn xử lý qua nước nóng thời gian khoảng 4 tiếng thì bùn được nở ra, sau đó được dẫn đến kho bùn thành phẩm để phục vụ du khách tại các bể tắm. Hệ thống tắm bùn ngoài trời có không gian mở để phục vụ tập thể cho khách tắm chung, đi qua hệ thống bơm xịt tạo cảm giác hưng phấn khi vào tắm bùn, có khu tắm bùn đôi phục vụ cho cặp đôi trai gái, vợ chồng và con cái. Trong không gian này có các điểm như: nhà thư giãn, nhà tập thể thao, nhà tập Gim, Khu vực giữ đồ và tắm sạch sau khi tắm bùn, khu tắm Thác và khu vực nhạc nước ngoài trời.

Đến Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng ta lại có dịp tìm hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Đại dnh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hứu Trác - Ông là bậc Đại danh y của dân tộc nhưng là một vị thánh hiền của người dân Hương Sơn. Vì vậy, khi ông qua đời mọi sự yêu thương, kính trọng của ông đã được nhân dân hóa thành những ngọn núi, con sông để ghi nhớ về ông.

Đền thờ Minh Tự Sơn

Sinh thời, dòng họ Lê Hữu ở Hương Sơn và đích thân Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cùng nhiều người khác trong dòng tộc đã xuất gia tu tại chùa Tượng Sơn hoặc quy y thọ bồ đề tâm giới tại chùa.  Khi ông qua đời được mai táng dưới núi Cánh Diều. Vì vậy, nhân dân nơi đây đã đặt tên ngọn núi này là núi Minh Tự. Minh Tự là ánh sáng nơi tu luyện của nhà Phật ( Minh = sáng; Tự = Chùa) . Tương truyền đây cũng là nơi dây diều tiếp đất khi  diều sáo của Hải Thượng rơi tại núi Canh Diều. Chuyện kể rằng năm 1782 Lê Hữu Trác được triệu về cung chữa bệnh cho chúa Trịnh, sau gần một năm ở trong phủ Chúa, một ngày ông lên gặp quan Chánh Đường nói ở quê nhà có dịch bệnh lớn, nhiều lần thư nhà thôi thúc nhưng không giám hé răng, nay sự thể đã quá gấp mong đại nhân thương tình. Được quan Chánh Đường chấp thuận, đồng thời có lời ngợi khen công lao của ông trong thời gian ở phủ Chúa nên Ông đã được ban thưởng cho 50 quan tiền và nhiều phần thưởng khác nhưng ông chỉ nhận 10 quan. Quan đại thần lại nói rằng: Công lao của thần dân đáng được ban thưởng và có nguyện vọng gì sẽ được báo đáp, Đại danh y Lê Hữu Trác liền trả lời: thần dân có một thú vui thả diều và chỉ mong có con sáo diều để thỏa nãm thú vui là mãn nguyện lắm rồi, liền sau đó quan Chánh Đường liền sai tìm thợ đúc đồng giỏi để đáp lại nguyện vọng của Lê Hữu Trác.

Quang cảnh khu du lịch văn hóa sinh thái Hải thượng

Lung linh cảnh đẹp…

Cảnh đẹp trước công viên tượng La Hán…

Trở về Hương Sơn mang theo sáo diều, ông đã cho các môn đệ gắn sáo vào con diều mà thường ngày ông vẫn thả nhưng do diều nhỏ mà sáo thì to nên khi diều bay lên không đủ gió kêu, sau đó Lê Hữu Trác đã cho làm con diều to hơn, khi diều bay cao tiếng sao véo von làm nức lòng mọi người nhưng chóc lát sợi dây diều nhỏ nên dây bị dãn ra có thể đứt dây, Lê Hữu Trác liền trầm ngâm, lát sau ông nói với các môn đệ: “ Ta là một thần dân được triều đình cho một ân sủng lớn nhưng đây là điềm báo về cuộc đời ta và liền dặn các môn đệ diều rơi ở đâu thì lúc ta chết an táng ta tại đó ”  và tại khu mộ hiện nay ở xã Sơn Trung là nơi an táng ông.

Đến Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng ta sẽ được hòa mình vào không gian Lê hội Lãn Ông - Một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia với các hoạt động dâng hương tại mộ; cúng tại nhà thờ, cầu siêu, cầu an, cầu sức khỏe, cầu mong cho gia đình luôn được bình an, may mắn, mọi người gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống thái bình, thịnh trị và thể hiện tấm lòng tri ân: uống nước nhớ nguồn nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của mọi người dân để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của Đại danh Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác đối với quê hương, đất nước.

Tái hiện hình ảnh bộ đội Trường Sơn hát cho nhau nghe lúc dừng chân trên trường hành quân

…. Và  đọc thư nhà cho nhau nghe

Hình ảnh tái hiện Thanh niên xung phong tắm tiên bên suối nước lúc im tiếng súng

Đến đây, ta sẽ cảm nhận được chỗ dựa về tinh thần để xoa dịu những đau thương, mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, giúp con người chiến thắng mọi nỗi sợ hãi, đem lại sự thanh thản, cân bằng trong tâm hồn, tạo nên chiều sâu, sức sống về văn hóa cộng đồng, dân tộc trong thời kỳ phát triển đất nước hiện nay.

Lê Nhật Tân


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
Thống kê: 8.868.296
Trong năm: 1.119.634
Trong tháng: 130.947
Trong tuần: 29.302
Trong ngày: 2.262
Online: 122