Chùa Tượng Sơn còn có tên gọi là Chùa Hầm Hầm, chùa nằm ở sát tả ngạn sông Ngàn Phố Phía sau chùa có núi Seo voi tên chữ là Tương Sơn nên chùa lấy tên là chùa Tượng Sơn “Tương Sơn tự”. Phía Tây của chùa có khe nước cắn chảy từ dãy Đại Huệ về, đến đầu ngọn seo voi gặp nghềnh đá khe suối chảy quật ra từ phía Tây chùa Tượng Sơn đổ xuống sông ngàn phố. Nước chảy qua ghềnh đá nên tạo ra tiếng ầm ầm, do vậy dân gian lấy tiếng ầm ầm của nước khe chảy qua ghềnh đá để gọi tên khe là khe Hầm Hầm, do đó chùa quen gọi là chùa Hầm Hầm.

Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê - Thế kỷ XVIII, do bà Đặng Phùng Hầu, vợ của Tạ hiểu điểm Tham đốc quận công Bùi Tướng Công, là bà ngoại của danh y Lê Hữu Trác nêu ý tưởng xây dựng. Sau đó, con gái của bà là Bùi Thị Thưởng, vợ của Tiến sĩ Lê Hữu Mưu tiếp tục hoàn thành ý nguyện của mẹ và sáng lập chùa. Chùa được kiến tạo dưới sự chỉ đạo của hai người con của bà Bùi Thị Thưởng là Lê Hữu Tán và Lê Hữu Trác với mục đích dưỡng tâm, thờ Phật và phụng thờ liệt tổ họ Bùi và họ Lê Hữu.

Di tích chùa Tương Sơn là di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; theo nội dung văn bia tại chùa, trong những năm 1760-1786, Hải Thượng Lãn Ông đã dành phần lớn thời gian ở lưu lại chùa mở phòng mạch chữa bệnh cho dân và hoàn thành các tác phẩm:  Y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786) và các tác phẩm khác. Kiến trúc chùa ban đầu theo hình chữ nhất, đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) Lê Hữu Ân pháp danh Thích Phổ Quang  làm lại chùa thượng, sửa chùa hạ, dựng gác chuông  tám mái,  đúc đại hồng chung khắc chữ “Tượng Sơn tự chung”, năm Tự Đức 23 (1870) thiền sư Thích Quảng Vận  kiến thiết nhà tổ, làm nhà khách, xây đền lập vườn cây ăn quả. Đầu thế kỷ XX thiền sư Thích Nhuận Du quy tập, xây cất vườn tháp.

 Năm 1994, Bộ Văn hoá Thông tin công nhận chùa Tượng Sơn là di tích Kiến trúc nghệ thuật quốc gia.  Năm 2010, Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đầu tư tôn tạo chùa Tượng  Sơn, năm 2013 hoàn thành. Từ đó đến nay, hàng năm tại chùa Tượng Sơn ngoài những ngày lễ Phật Đản, Vu Lan còn có lễ hội như Lễ Thượng nguyên và Lễ cầu yên…

Chùa Tượng Sơn không chỉ có bề dày lịch sử, mà còn nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, thu hút khách thập phương đến tham quan du lịch trong những ngày đầu xuân năm mới. Nhà chùa đón nhân dân, Phật tử cả nước về chiêm bái, khấn nguyện, giúp người dân tạo dựng niềm tin thiện lành, mang tâm thế hạnh phúc khi bước vào năm mới 2022.                                                                   

Một số hình ảnh người dân đi lễ chùa vào đầu năm Nhâm Dần 2022, tại chùa Tượng Sơn:

Ban trụ trì chùa Tượng Sơn trang trí khu vực nơi thờ tự ảnh Cụ Hải Thượng rất công phu

 

Bộ tượng Phật được để nơi trang nghiêm tại ngôi chùa Tượng Sơn, thuộc xã Sơn Giang.

 

Đầu xuân đi lễ chùa cầu may. 

 

Trước cổng chùa đầu xuân năm mới

 

Hình ảnh chùa Tượng Sơn được Ban trụ trì trang trí rất đẹp mắt.

 

Không gian chùa Tượng Sơn khi về đêm ling linh mờ ảo trong rất ấn tượng.

 

Phía trước cổng chùa được trang trí rất đẹp mắt. 

 

 

                 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.183.738
    Trong năm: 941.676
    Trong tháng: 118.167
    Trong tuần: 29.993
    Trong ngày: 1.236
    Online: 151