Những năm qua, phát huy lợi thế địa phương, Hội viên nông dân thôn 10, xã Sơn Trường đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, đem lại thu nhập cao và ổn định. Xuất hiện nhiều tấm gương điển hình thi đua sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng.

Mô hình chăn nuôi Lợn rừng của anh Trần Văn Niềm bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao

 

Là một cán bộ hội nông dân xã, dù bận rộn với công việc chung nhưng luôn xác định mục tiêu nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, làm gương cho hội viên noi theo nên anh Trần Văn Niềm, ở thôn 10, xã Sơn Trường đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế vườn đồi. Với lợi thế vườn rộng, anh đã xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi gồm: Cam bù, cam chanh, vải thiều, nhãn và nuôi Lợn, bò, gà.

Đặc biệt, vào đầu năm 2020, được sự hỗ trợ về nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân và định hướng của Hội nông dân huyện, anh đã tham quan học tập mô hình chăn nuôi Lợn rừng, tìm hiểu quy trình chăn nuôi, đặc tính vật nuôi. Nhận thấy, đây là mô hình phù hợp với điều kiện của gia đình nên anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, mua 2 cặp Lợn giống về chăn nuôi.

Trải qua những khó khăn ban đầu, dần dần anh đã đúc rút kinh nghiệm, chăn nuôi theo hướng bán chăn thả, tạo điều kiện tốt nhất, rộng rãi nhất về môi trường sống để đàn lợn sinh sản và phát triển khỏe mạnh, tận dụng diện tích đất vườn đồi đưa vào trồng các giống cây thức ăn hoang dã của loài Lợn rừng... Do đó, đàn Lợn ngày càng phát triển tốt, bước đầu đem lại nguồn lợi về kinh tế khá ổn định. Hiện tại, vườn đồi có trên 200 gốc cam, gần 200 gốc vải, nhãn; Chăn nuôi 5 lợn mạ rừng giống sinh sản và trên 50 con Lợn thịt, hàng trăm con gà. Anh Niềm chia sẻ: "Đối với vùng đất Sơn Trường nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, đã có nhiều mô hình vườn đồi kết hợp chăn nuôi đem lại hiệu quả. Tuy nhiên bản thân mong muốn thử nghiệm mô hình mới nên đã học hỏi, tìm hiểu và đầu tư chăn nuôi Lợn rừng. Ban đầu có những khó khăn nhất định vì chưa hiểu hết tập quán, môi trường của vật nuôi, nên Lợn sinh sản kém. Dần dần tìm hiểu thêm qua internet và học hỏi kinh nghiệm thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm để chăm sóc tốt hơn đàn vật nuôi. Tôi cho rằng đây sẽ là hướng đi mới, hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ"

Kinh tế vườn đồi kết hợp chăn nuôi đã giúp hội viên nông dân thôn 10, xã Sơn Trường phát triển kinh tế bền vững

 

Phát huy vai trò là cầu nối, nòng cốt trong việc giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chi Hội Nông dân thôn 10, xã Sơn Trường đã phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trong cán bộ, hội viên; vận động, khuyến khích hội viên đẩy mạnh sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trong đó, chú trọng tuyên truyền, vận động, định hướng cho hội viên nông dân xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, phát triển các giống cây, con chủ lực, thế mạnh của địa phương như: chăn nuôi hươu, bò, lợn, gà,..cải tạo vườn, phát triển nhiều mô hình gia trại, trang trại.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, từ sự định hướng, hỗ trợ của tổ chức Hội, hội viên nông dân thôn 10, xã Sơn Trường đã tích cực ứng dụng sản xuất theo hướng hàng hóa, sản phẩm chất lượng cao và mạnh dạn đầu tư các mô hình chăn nuôi giống con mới, có giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh đó, chi hội còn tích cực vận động hội viên giúp nhau làm kinh tế, hỗ trợ nhau về vốn, giống, khoa học kỹ thuật... góp phần giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bên vững. Từ những mô hình hội viên mạnh dạn đi đầu đưa giống mới vào sản xuất, chăn nuôi đã tạo đà cho các hội viên khác học tập và làm theo, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Ông Hồ Khánh Tuấn - Chi hội trưởng nông dân thôn 10 phấn khởi cho biết: "Chi hội chủ yếu là định hướng, tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm và kết nối các nguồn vốn hỗ trợ, còn lại phần lớn phụ thuộc vào ý chí, nghị lực của các hội viên nông dân. Từ những mô hình điểm, các hội viên đã học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau để cùng làm kinh tế. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững từ sự động viên, hỗ trợ của các hội viên trong chi hội. Chính sự đoàn kết, quyết tâm vươn lên của hội viên đã góp phần đưa phong trào phát triển kinh tế ngày càng đi lên và thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững"

Hiện tại, toàn chi hội có trên 80 hộ gia đình hội viên có các mô hình kinh tế vườn, đồi rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Trong đó, có khoảng 20 mô hình thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên, 10 mô hình thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm, có những mô hình thư nhập từ 500 đến trên 1 tỷ đồng. Từ đó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào xây dựng khu dân cư NTM.

 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.119.367
    Trong năm: 965.696
    Trong tháng: 115.807
    Trong tuần: 11.723
    Trong ngày: 1.946
    Online: 67