Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh hiện đang lưu giữ hơn 1.100 bản ván khắc sách thuốc “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Đây là tư liệu độc bản không những có giá trị về mặt y dược, mà nó còn thể hiện giá trị về mặt văn hoá, lịch sử, triết học, nghề điêu khắc gỗ, nghề in mộc bản truyền thống. Và là di sản độc nhất vô nhị chứng minh sự tồn tại của pho tùng thư “y tông tâm lĩnh” do đại danh y Hải Thượng Lãn Ông biên soạn vào thế kỷ XVIII.

Cán bộ nhà Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh chụp ảnh chung với nhà thơ Đào MInh Sơn (Hương Sơn-H.T).

 

Bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” là những lĩnh hội tâm huyết về ngành Y, một bộ sách y học nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa, thành tựu của y học cổ truyền dân tộc bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu, còn có cả đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh... Bộ sách được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

Vào thời vua Tự Đức, do cơ duyên, nhà sư Thích Thanh Cao khi đó là trụ trì chùa Đồng Nhân (nay thuộc Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh) đã biết đến bộ “bách khoa toàn thư” y tông tâm lĩnh và dày công tìm kiếm, sưu tầm bộ sách quý này từ nhiều nguồn tản mát khác nhau, sau đó tập hợp nghiên cứu, hội bàn với các danh y khảo cứu, hiệu đính bản thảo và tiến hành khắc ván. Quá trình san khắc diễn ra tại chùa Đồng Nhân trong khoảng 6 năm (1879 - 1885).

Bà Đỗ Thị Thuỷ , Phó giám đốc Bảo tảng tỉnh Bắc Ninh đang thuyết minh về mọc bản.

 

Hầu hết mộc bản được khắc bằng chữ Hán theo lối khắc ngược (âm bản). Đây là kĩ thuật rất khó và tinh vi để khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi. Mỗi mặt ván khắc khoảng 16 dòng, mỗi dòng 21 chữ sắc nét, tương ứng 2 trang sách. Mỗi trang sách in ra sẽ có khung viền xung quanh, có phần nội dung và phần chính giữa (gáy sách) in tiêu đề. Ván khắc được làm bằng gỗ thị với đặc tính mềm, mịn, dai, dễ khắc, ít cong vênh, khó nứt vỡ...

Đặc biệt, bộ ván khắc được định bản lại, có nhà xuất bản rõ ràng, là bản chuẩn để in thành sách và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Đây là bằng chứng duy nhất chứng minh cho sự tồn tại của bộ sách thuốc Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Khác với các danh y khác thường chỉ chuyên về một số loại bệnh và bí truyền thì riêng cụ Lê Hữu Trác lại phổ biến rộng rãi kiến thức y dược, y lý với đại chúng thông qua bộ sách quý này. Nhờ vậy mà Việt Nam có được một pho tùng thư về y học dân tộc giàu giá trị, mà giới y học nước nhà đang áp dụng để chữa trị nhiều loại bệnh. Bà Đỗ Thị Thuỷ(PGĐ) Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh chia sẻ.

Mộc bản (Hai Thượng y tông tâm lĩnh) được chế tác rất tinh xảo.

 

Mộc bản khắc ván (Hải Thượng y tông tâm lĩnh) đang được Bảo tàng Bắc Ninh lưu giữ cẩn thận.

 

Nhà thơ Đặng Đình Hiền được tận mắt chứng kiến và cầm trên tay Mộc bản (Hải Thượng y tông tâm lĩnh)

 

Kể từ khi san khắc đến nay, bộ mộc bản “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được lưu giữ ở nhiều địa điểm khác nhau như: chùa Đồng Nhân lưu giữ từ năm 1885-1983, tại Bảo tàng Hà Bắc từ năm 1983-1997. Kể từ năm 1997 đến nay được chuyển về lưu giữ tại nhà Bảo tàng Bắc Ninh.

Theo quan sát và được tận mắt chứng kiến tại Bảo Tàng Bắc Ninh, chúng tôi thấy. Hầu hết ván khắc đều còn rất tốt, chữ khắc rất rõ nét, chỉ có một số ít bị nứt, cong vênh và mất đi một số chữ.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của kho mộc bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ là giá trị về mặt hiện vật mà còn có giá trị to lớn trong nghiên cứu học thuật, đồng thời giáo dục ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống của dân tộc

                                                                                             


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH HƯƠNG SƠN
    Thống kê: 9.027.066
    Trong năm: 986.325
    Trong tháng: 106.538
    Trong tuần: 30.501
    Trong ngày: 2.106
    Online: 66