Ở vào tuổi thất thập cổ lai hy bà Trần Thị Châu đã một thời là cô gái TNXP “vì nước quên thân”, thương binh hạng ¾. Về với đời thường phải đánh vật với gánh nặng cuộc đời, gửi mình trong muôn vàn khó khăn của cuộc sống. Lam lũ,cần mẫnchịu thương chịu khó xây tổ ấm cho gia đình vươn lên trong cuộc sống được mọi người thán phục và trân quý.
Lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo thôn 1 xã Sơn Trường huyện Hương Sơn. Tuổi trẻ của Bà Trần Thị Châu cũng như bao thanh niên khác có ước mơ khát vọng công hiến trưởng thành . Năm 1972 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc cô gái Trần Thị Châu Tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP tổng đội N53P18 Hà Tĩnh làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tuyến đường 21 thuộc tỉnh Quảng Bình. Ngày 30 tháng 10 năm 1972 trong một trận máy bay Mỹ ồ ạt ném bom vào địa điểm đơn vị đang làm nhiệm vụ cắm cọc tiêu hướng dẫn cho các đoàn xe chở bộ đội và vũ khí, lương thực thực phẩm chi viện cho các chiến trường miền nam. Nữ TNXP Trần Thị Châu đã bị một mảnh bom cắt đi cánh tay phải, được đơn vị chuyển về bệnh viện điều trị. Sau 3 tháng vết thương và sức khỏe được hồi phục chị Châu xin được trở lại đơn vị công tác.
Tàn khốc của chiến tranh, cùng với những va đập khó khăn của cuộc sống đời thường như nhân lên sức mạnh, sức chịu đựng phi thường để Bà Châu vượt qua…
Năm 1976 khi đất nước hoàn toàn thống nhất cũng là lúc bà Châu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xuất ngũ . Trở về với quê hương và gia đình, hưởng chế độ thương binh hạng ¾. biết mình đã bỏ lại tuổi xuân và mất đi 1 cánh tay nơi chiến trường khốc liệt. Nữ TNX Trần Thị Châu không tuyệt vọng mà đã dũng cảm vượt lên chính mình. Chị đã cùng với anh chị em trong gia đình hàng ngày chăm chỉ tăng gia sản xuất trồng lúa, trồng khoai, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà… đưa đời sống kinh tế gia đình xóa được đói giảm được nghèo đủ điều kiện chăm sóc cha già, mẹ yếu.
Năm tháng trôi đi do hoàn cảnh tạo nên xóa nhòa sắc thái xinh đẹp của một người con gái có tính nến hiền lành, siêng năng cần mẫn chịu thương chịu khó, buộc lòng chị Trần Thị Châu phải sống độc thân một mình khi cha mẹ lần lượt qua đời. Năm 1979, qua mai mối của người quen, và thấu hiểu hoàn cảnh gia đình anh Hường thôn 4 cùng xã, vợ lâm bệnh hiểm nghèo qua đời khi các con còn non dại. Có không ít người bàn ra, bàn vào, ái ngại về hoàn cảnh gia đình của ông Hường còn quá nhiều khó khăn gửi mình vào đó phải gánh vác công việc hết sức nặng nề. Nhưng nghỉ đến cảnh gà trống nuôi con quả thương cảm, vả lại bà châu còn quý ông Hường có đức tính thật thà, chất phác và luôn được mọi người yêu mến. Bà Trần Thị Châu đã tình nguyện làm người bạn đời với ông Lê Văn Hường Thôn 4 xã Sơn Trường huyện Hương Sơn.
Vợ chồng bà Trần Thị Châu vui vẻ với bạn bè đồng chí anh em khi đến thăm nhà
Cuộc sống bước sang một trang mới chị Châu nói rất vui rất xúc động “Còn một cánh tay nhưng tôi vẫn còn sức lao động sẵn lòng vì chồng vì các con của anh ấy, Tôi coi các con của anh ấy như là con ruột của chính mình vậy”.
Cho dù không có con chung nhưng bà Châu vừa đóng vai trò làm người vợ đồng thời làm người mẹ kế chăm cho 4 người con của anh Hường học hành khôn lớn trưởng thành. Tình yêu thương sẻ chia của bà Châu và ông Hường không ngừng lớn lên theo năm tháng cho đến khi tuổi đã già. Hiện Ông bà đã có 1 hecta vườn đồi trồng cam bù cam chanh và các loại cây ăn qua khác, 1hecta trồng keo, nuôi 5 con hươu, 3 con bò và hàng trăm con gà, ngan, vịt… trồng trĩa, chăm bón, thái rau, cắt cỏ làm thức ăn cho đàn gia súc gia cầm Bà Châu phải làm việc suốt ngày này qua tháng khác chăm chỉ, cần mẫn, hàng năm cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng. Bà Châu và ông Hường đã vun đắp tổ ấm gia đình để nơi cỏi hư vô người vợ đầu đời của ông Hường luôn mãn nguyện, đó là niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng có được.
Bà Trần Thị Châu đang chăm vườn cây trái và cho đàn Hươu ăn cỏ
Bà Trần Thị Châu và Ông Lê Văn Hường luôn là hội viên hội NCT tiêu biểu gương mẫu trong mọi phong trào do thôn và địa phương phát động . Đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, khu dân cư kiểu mẫu xây dựng nông thôn mới do địa phương hay thôn phát động . Mặc dầu tuổi đã cao, khuyết đi một cánh tay nhưng lúc nào bà Châu cũng hăng hái tham gia như: Làm đường bê tông, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước, dọn về sinh đường làng ngõ xóm theo từng tuần. Đối với họ hàng láng giềng 2 bên nội ngoại bà Châu luôn tận tâm, tận lực gần gủi giúp đỡ sẻ chia tạo mối đoàn kết trong họ tộc và tình làng nghĩa xóm khi tắt lửa tối đèn đều có nhau, hàng năm gia đình bà Châu đều được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Được tôi luyện những năm tháng tàn khốc của chiến tranh và cùng với những va đập khó khăn của cuộc sống đời thường như nhân lên sức mạnh, sức chịu đựng phi thường để cho Bà Trần Thị Châu vượt qua những năm tháng còn lại của cuộc đời. Bà Trần Thị Châu là tấm gương hội viên hội NCT điển hình đang có sức lan tỏa, đáng để mọi người học tập và noi theo./.